|
|
Liên kết website
Chính phủ Bộ, Ngành Tỉnh Thừa Thiên Huế Sở ban ngành UBND các Huyện, Thị xã, TP Phường, xã Báo chí Văn bản QPPL
| |
|
|
Nông dân Phong Điền tăng cường chăm sóc ruộng lúa, phòng trừ sâu bệnh gây hại  Ngày cập nhật 07/03/2023 | Nông dân Phong Điền tăng cường chăm sóc ruộng lúa vụ Đông Xuân |
Vụ Đông Xuân 2022-2023, toàn huyện Phong Điền gieo cấy 4.938 ha lúa. Đến nay, diện tích lúa đại trà đang giai đoạn đẻ nhánh-đứng cái, nhìn chung cây lúa sinh trưởng và phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên, thời gian qua, do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường gây mưa rét, nhiệt độ thấp xen kẽ những ngày âm u, nắng nhẹ, sáng sớm có sương mù tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng phát triển. Và cũng là điều kiện cho các đối tượng sâu bệnh hại phát sinh, tích lũy gia tăng mật độ gây hại trên các loại cây trồng, đặc biệt là trên cây lúa.
Để tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo người dân chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã hướng dẫn các Hợp tác xã, đơn vị sản xuất nông nghiệp và bà con nông dân theo dõi và phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại.
Đối với bệnh đạo ôn, dự báo bệnh đạo ôn lá sẽ phát sinh gây hại sau bón thúc phân lần 2, trong điều kiện sáng sớm có sương mù, ẩm độ đồng ruộng cao, bệnh sẽ gây hại nặng trên các giống nhiễm như Nếp, TH5, BT7, JO2, DV108,… nhất là ở những vùng đất cát, đất có tầng canh tác mỏng, bón phân không cân đối, thừa đạm, nếu không phát hiện và phun phòng trừ kịp thời. Vì vậy cần phải tăng cường kiểm tra đồng ruộng đánh giá tình hình bệnh hại, khoanh vùng diện tích nhiễm. Khi phát hiện ruộng lúa đang nhiễm bệnh cần giữ mực nước trong ruộng, ngừng bón phân (kể cả phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng) và phun trừ bằng các loại thuốc như: Fuji-one 40WP, Fuan 40EC, Fuji-one 40EC, Filia 525SC, Ninja 35EC, MapFamy 70WP,… Sau khi phun từ 2-3 ngày kiểm tra đánh giá kết quả phun trừ, nếu bệnh ngừng phát triển, vết bệnh khô trắng thì tiến hành chăm sóc để cây lúa chóng hồi phục và phát triển. Trường hợp bệnh đạo ôn đang tiến triển, vết bệnh mới xuất hiện, phải phun lại lần 2 để ngăn ngừa bệnh lây lan trên diện rộng.
Đối với chuột hại, hiện nay chuột phá hại mạnh, nên cần tăng cường diệt chuột bằng mọi biện pháp để hạn chế mật độ và giảm thiệt hại. Vận động bà con tăng cường bẫy bã như bẫy bán nguyệt, bẫy kẹp, bẫy lồng,... Đồng thời kết hợp vệ sinh đồng ruộng, bờ vùng, bờ thửa để hạn chế thiệt hại do chuột gây ra. Ngoài ra, tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác đặc biệt là rầy các loại, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh vàng lá để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ trên diện hẹp.
Tiến Dũng (TT VH, TT& TT huyện) Tin Khác
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 7.641.040 Hiện tại 4.295 khách
|
|