Tìm kiếm

TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

DI TÍCH LỊCH SỬ LĂNG MỘ LÊ VĂN MIẾN
Ngày cập nhật 17/09/2023

Di tích lịch sử (lưu niệm danh nhân): Lăng mộ Lê Văn Miến toạ lạc tại thôn An Thôn, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế, nằm cách trung tâm thành phố Huế 31 km về phía Bắc, cách huyện lỵ Phong Điền 5km.

Thượng Thư Lê Văn Miến, người làng Kim Khê, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.  Cụ là con trai thứ ba trong gia đình, Bố là cụ Lê Huy Nghiêm  mẹ là Hoàng Thị Chiêm. Là người đỗ đạt cao: thi đậu 4 khoa tú tài vào các năm 1861, 1864, 1870; đậu cử nhân khoa Mậu Dần 1878); Cụ được chọn qua học Trường thuộc địa Ba Lê, kinh đô nước Pháp. Tốt nghiệp rồi lại vào Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Đến 21 tuổi về nước. Muốn đem tài học ra thi thố với đời nhưng không được như ý, sự nghiệp của cụ chuyên về đường giáo dục: Bổ làm trợ giáo; đốc giáo các trường Pháp Việt, Quốc Học và Trường Hậu Bổ. Sau hết làm tế tửu Trường Quốc Tử Giám.

Năm Canh Ngọ (Bảo Đại thứ 5-1930) mắt mù nên xin về hưu trí. Cụ Miến đã được thăng Lễ bộ Thượng Thư trí sự - Tư Thiện đại phu năm 1929 và đến đầu năm 1943 (trước khi qua đời) ông được thăng Hiệp tá Đại học sĩ - Vinh lộc Đại phu.

Lê Văn Miến đã để lại nhiều tác phẩm hội hoạ quý trong đó “Bức chân dung nhà nho Nguyễn Vinh Mậu là tác phẩm đầu tiên sau khi Ông về nước. Đặc biệt bức tranh “Bình văn” (còn có tên là Buổi học chữ Nho xưa). Họa sĩ Lê Văn Miến bằng bút pháp tả ẩn trong cách sử dụng những mảng hình màu sắc phẳng và rộng khác nhau đã làm cho hình tượng “thầy và trò“ nổi lên trong không khí học tập, đồng thời gợi cho người xem thứ không gian tạo hình gần gũi với công chúng Việt Nam.

Sau khi qua đời ngày 6-6-1943. Phần mộ cụ được yên nghỉ tại xứ Trường An, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế. Cách ga Phò Trạch và cách ngôi nhà ở khoảng 3km (Riêng ngôi nhà hiện nay không còn do chiến tranh tàn phá).

Phần lăng mộ cụ Miến khá đơn giản: Đó là ngôi mộ tròn, bao quanh mộ là phần la thành, trang trí đơn giản. Phía trước mộ có dựng bia, mặt trước viết chữ Hán, mặt sau ghi bằng chữ Quốc Ngữ

Trước ngôi mộ còn có các câu đối khắc ở các trụ biểu. Câu đối ở hai trụ phía ngoài:

          “Phước Tích phong long thiên tướng cát

           Trường An song uất địa chung linh”.

  (Nghĩa là:  Làng Phước Tích đẹp tươi trời giúp người tốt

           Xóm Trường An sầm uất, đất đúc khí thiêng)

 

Là họa sĩ sơn dầu cận đại đầu tiên của Việt Nam, người có công lớn trong việc phát triển nền hội họa của dân tộc, đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng hiện được lưu giữ tại Bảo Tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam Thái Bá Vân đã nhận xét: “Đối với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lê Văn Miến với bức tranh Bình văn là một cái mốc mà lịch sử Mỹ thuật nước nhà chỉ có thể coi là thuận lợi và đẹp đẽ. Nó làm cho hội họa hiện đại Việt Nam có thêm một phần tư thế kỷ tuổi đời...”.

Trong sự nghiệp giáo dục, cụ Lê Văn Miến là một người thầy mẫu mực đã góp công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước: Giáo sư Lê Thước, ông Lê Thanh Cảnh, Trần Trọng Kim, Lê Văn Kỷ, Võ Liêm Sơn, Nguyễn Trúc, Lê Đình Thám... Đặc biệt có người thanh niên lỗi lạc - học sinh Trường Quốc Học Huế Nguyễn Tất Thành mà sau này trở thành danh nhân văn hóa lớn của Việt Nam - Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Những huy chương và phẩm hàm phong tặng cho cụ Lê Văn Miến trong sự nghiệp giáo dục tuy đã thất lạc, những học trò tên tuổi được cụ dày công đào tạo nay không còn nữa, nhưng bức hoành phi “Thế gian sự” là sự tưởng thưởng xứng đáng nhất trong cuộc đời nhà giáo của cụ Lê Văn Miến.

Di tích lăng mộ Lê Văn Miến được xếp hạng di tích lịch sử (lưu niệm danh nhân) cấp tỉnh tại Quyết định số 4296/QĐ-UBND ngày 21/12/2005.

 

Tin Khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.650.100
Hiện tại 4.135 khách