Tìm kiếm

TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tình hình thực hiện Chỉ thị số 13/CT- TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Qúy III và phương hướng nhiệm vụ Qúy IV năm 2019
Ngày cập nhật 06/11/2019

I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ trong quý III

1. Công tác chỉ đạo và điều hành.

Đã ban hành Kế họach số 52/KH-BCĐLNATTP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm huyện về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung Thu năm 2019; Kế hoạch số 40/KH-ĐKTLN ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Phong Điền về việc kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung Thu năm 2019; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2019 về việc tăng cường công tác an toàn thực phẩm đối với bữa ăn đông người trên địa bàn huyện, Tổ chức Hội nghị sơ kết công tác an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm, ngoài ra Ủy ban nhân dân huyện còn ban hành một số công văn chỉ đạo và đốc thúc các cơ quan, ban ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 và tăng cường công tác quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.

2. Công tác kiểm tra, giám sát, tập huấn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

2.1. Công tác kiểm tra, gám sát.

- Đã thành lập 01 Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP huyện tiến hành kiểm tra được 37 cơ sở, có 29 cơ sở đạt chiếm tỷ lệ 79%. Đối với những cơ sở chưa đạt đoàn kiểm tra liên ngành tuyến huyện, đã lập biên bản kiểm tra và nhắc nhở, tuyên truyền hướng dẫn các cơ sở vi phạm cần thực hiện tốt các quy định của pháp luật về ATTP.

- Phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt nam huyện tiến hành giám sát một số Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện về thực hiện quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

-  Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cấp xã về thực hiện quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, giám sát việc thực hiện Quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn huyện Phong Điền tại UBND các xã, các doanh nghiệp và cá nhân nuôi trồng thủy sản ở vùng Ngũ Điền và Phong Hải.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hộ sản xuất, kinh doanh, chế biến, cung cấp thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thú y đối với một số mặt hàng như: thịt gia súc, gia cầm; các chủ giết mổ gia súc. Tổ kiểm tra vệ sinh thú y các cụm thường xuyên hoạt động để kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác thú y.

         2.2. Công tác tập huấn xác nhận kiến thức và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong quý III năm 2019.

a) Về lĩnh vực Y tế:

 - Hiện tại quản lý là 120 cơ sở; số cơ sở nấu ăn cung cấp thực phẩm là 105 cơ sở; bếp ăn tập thể là 26 cơ sở.

          - Các cơ sở dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại các xã, thị trấn quản lý là 385 cơ sở.

         - Đã tiến hành thẩm định và cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho dịch vụ ăn uống 05 cơ sở nâng tổng số đến thời điểm hiện tại là 89 cơ sở.

b) Về lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổng các cơ sở sản xuất, kinh doanh do phòng Nông nghiệp và PTNT quản lý là 18.086 cơ sở.

- Hiện nay các xã, thị trấn đang tiếp tục tiến hành triển khai ký cam kết bảo đảm sản xuất an toàn theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo Kế hoạch của các địa phương.

- Tiếp tục triển khai ký cam kết cho các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn 16 xã, thị trấn thực hiện “ 5 không” để phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu phi cho đàn lợn và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

c) Về lĩnh vực Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

- Hiện tại quản lý là 546 cơ sở

- Đã cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho 06 cơ sở, nâng số cơ sở được xác nhận và cấp giấy chứng nhận đến nay trên địa bàn toàn huyện là:131 cơ sở.

3. Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật.

- Thường xuyên chỉ đạo hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã, thị trấn tăng cường đưa tin, bài, truyền thanh về các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo ATTP các Nghị định, Thông tư mới ban hành. Triển khai cấp tài liệu truyền thông cho tuyến xã, thị trấn.

- Phối hợp với các địa phương tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động đến tận hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm... nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của công dân trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của con người theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT.

- Tiếp tục phối hợp với Mặt trận và Đoàn thể  chính trị - xã hội tiếp tục kiểm tra, tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn thực phẩm.

4. Một số  khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện.

a. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh, Sở Y tế, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. 

- Nhận thức của người dân trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cung cấp, tiêu dùng thực phẩm bước đầu đã được chuyển biến tích cực và tuân thủ theo các quy định của Pháp luật.

b. Khó khăn:

- Đa số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý liên quan đến ATTP chỉ làm việc kiêm nhiệm nên quá trình thực hiện nhiệm vụ còn gặp khó khăn và chưa được thường xuyên đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra còn thiếu.

- Ý thức một số hộ sản xuất, kinh doanh còn chạy theo lợi nhuận và quên đi sức khỏe của cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

II. Phương hướng và nhiệm vụ quý IV năm 2019.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ Tướng chính phủ về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường sự phối kết hợp của các ngành chức năng trong việc triển khai tổ chức thực hiện bảo đảm ATTP trên địa bàn; thường xuyên kiện toàn, cũng cố đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo đảm ATTP từ cấp huyện đến cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý công tác ATTP trên địa bàn.

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2019 của UBND huyện Phong Điền về việc quản lý, giám sát bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2019; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 – 2020.

- Xây dựng kế hoạch tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụ ăn uống, cung cấp thực phẩm cho bữa ăn đông người. Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, thông tin để người dân hiểu biết về Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản khác của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các quy định liên quan về bảo đảm ATTP và các Nghị định, Thông tư mới ban hành.        

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện ký cam kết theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT; phối hợp với các ngành cấp tỉnh kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

- Tiếp tục tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất thực phẩm an toàn cho người dân trên địa bàn huyện, (lúa, cá, tôm, rau các loại,… sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ); tổ chức quy hoạch vùng sản xuất an toàn có quản lý, giám sát, đảm bảo tạo sản phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xác nhận kiến thức, ký cam kết và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP  bảo đảm đúng quy trình, đúng pháp luật.

III. Những đề xuất và kiến nghị.

  - Đề nghị UBND tỉnh tổ chức đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực cho việc thực hiện công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đề xuât UBND tỉnh có văn bản thống nhất các địa phương được sử dụng kinh phí từ nguồn xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực ATTP theo nội dung Công văn số 1138/VPCP-KGVX ngày 31 tháng 01 năm 2018  của Văn phòng Chính phủ.

- Đề nghị Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tỉnh tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở trên địa bàn huyện thuộc tỉnh quản lý.

 

Văn phòng HĐND&UBND
Tin Khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.641.040
Hiện tại 5.793 khách